?? Tại tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội mà Chính phủ kiến nghị Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, dự án được xác định có tổng chiều dài khoảng 112,8km (gồm 103,1km đường vành đai 4 và 9,7km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài – Hạ Long) đi qua Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh. Trong đó, đoạn qua Hà Nội dài 58,2km, qua 7 quận, huyện: Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín và Hà Đông. Điểm đầu đường Vành đai 4 tại km3 + 695 trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Điểm cuối tại km40 + 500 trên đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Bên cạnh đó đầu tư 9,7km đường nối từ cuối đường vành đai 4, từ cao tốc Nội Bài – Hạ Long theo quy hoạch đến cao tốc Hà Nội – Bắc Giang nhằm khép kín dự án. Nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 1.341ha.
Nhằm giải quyết các giao cắt hai bên tuyến, tạo không gian phát triển mới phù hợp với định hướng phát triển không gian đô thị các địa phương, Chính phủ lựa chọn phương án 65% chiều dài đường vành đai 4 đi trên cao.
? Dự án cũng được thiết kế với 8 nút giao gồm: Cao tốc Hà Nội – Lào Cai; trục Mê Linh; đại lộ Thăng Long; quốc lộ 6; cao tốc Pháp Vân – cầu Giẽ; cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; quốc lộ 38; cao tốc Nội Bài – Hạ Long; hoàn thiện nút giao với đường cao tốc Hà Nội – Bắc Giang.
? Tuyến đường Vành đai 4 được giải phóng mặt bằng theo quy mô hoàn chỉnh với bề rộng từ 90 – 135m.
? UBTVQH nhận thấy, tuyến đường Vành đai 4 là 1 trong 2 dự án rất quan trọng và nằm trong tổng thể xem xét các Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm giai đoạn 2021 – 2025 đã được Quốc hội xem xét, quyết định. Do đó, cần chuẩn bị kỹ lưỡng, tính toán vốn… bảo đảm tuân thủ khung của chính sách đã đề ra trong 5 năm.
?Tuy nhiên, theo UBTVQH, đối với đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô, cần nghiên cứu giãn tiến độ 1 năm, cơ bản hoàn thành năm 2026 và hoàn thành toàn bộ năm 2027. Việc giãn tiến độ như vậy để bảo đảm tính khả thi và cân đối, bố trí phần vốn cho các dự án quan trọng khác, đồng thời tránh trường hợp tập trung bố trí vốn quá nhiều vào một dự án nhưng không bảo đảm tiến độ triển khai, giải ngân.
? 1. Lối thoát chiến lược và định hình liên kết vùng của các địa phương:
Nằm ở cửa ngõ của Thủ đô, tuyến đường Vành đai 3 có vai trò quan trọng kết nối phương tiện ở các tỉnh phía Bắc, Tây Bắc, phía Nam về trung tâm thành phố và góp phần giảm thiểu lượng xe cho nội đô. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, tình trạng ùn tắc trên tuyến đường Vành đai 3 cả trên cao lẫn dưới thấp vào giờ cao điểm đã trở thành nỗi ám ảnh của những người tham gia giao thông qua khu vực này.
Đặc biệt, tại nút giao Nguyễn Xiển – Nguyễn Trãi và Trần Duy Hưng – Khuất Duy Tiến, những xe container, xe tải trọng lớn và phương tiện cơ giới cá nhân từ hướng Đại lộ Thăng Long liên tục đổ ra để lên Vành đai 3 trên cao lưu thông ra khu vực phía Nam Thủ đô, và lượng xe di chuyển từ hướng Pháp Vân đến Khuất Duy Tiến vào nội đô gia tăng đã khiến giao thông trên tuyến đường này thường xuyên tê liệt. Vào các khung giờ cao điểm, ô tô từ đường trên cao dồn xuống liên tục xung đột với phương tiện ở đường dưới thấp khiến quá trình lưu thông trên cả hai tuyến đường đều bị ùn tắc nghiêm trọng.
Theo nhiều người đi đường, tốc độ quy định trên tuyến Vành Đai 3 là 80km/h nhưng đa phần các phương tiện phải di chuyển với tốc độ chỉ đạt 15km/h, có thời điểm còn phải đi với tốc độ 5km/h. Khi có va chạm giao thông, các phương tiện trên Vành đai 3 nối đuôi nhau dài hàng cây số, “chôn chân” hàng giờ đồng hồ.
Thực tế, sau nhiều năm đưa vào hoạt động, đường Vành đai 3 hiện nay đã có dấu hiệu quá tải. Tất cả các trục giao thông, các đường quốc lộ kết nối với khu vực xung quanh Hà Nội hiện đều phải đi qua đường Vành đai 3, trong khi khu vực xung quanh có tốc độ đô thị hóa rất nhanh khiến tuyến đường này nằm gọn trong khu dân cư, chức năng không còn là vành đai của Thủ đô.
Để giải quyết tình trạng này, việc đầu tư thêm các tuyến đường vành đai, trong đó có Vành đai 4 là giải pháp vừa cấp bách, vừa lâu dài để đáp ứng được lưu lượng phương tiện ngày càng gia tăng của Thủ đô, mở hướng tránh các luồng lưu thông quá cảnh đi qua khu vực trung tâm, đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.
Các chuyên gia cũng cho rằng, Vành đai 4 chính là lối thoát chiến lược đối với những tình huống khó khăn đột biến, đồng thời là tuyến giao thông huyết mạch quan trọng kết nối tới toàn vùng Bắc Bộ. Do đó, dự án càng rút ngắn tiến độ xây dựng để đi vào hoạt động thì hiệu quả đối với vùng Thủ đô và các khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ càng được nâng cao. Thời điểm hiện nay đã chín muồi cả về điều kiện cũng như nguồn lực nên việc triển khai xây dựng đường Vành đai 4 càng nhanh càng tốt, sau 10 năm nằm chờ vì không có nguồn lực triển khai.
? 2. Chân lý đường thông và tương lai vùng thủ đô:
Một nền kinh tế muốn phát triển, giao thông luôn phải đi trước một bước. Tắc nghẽn giao thông là tắc nghẽn kinh tế, kìm hãm sự phát triển đô thị. Do đó, việc triển khai dự án đường Vành đai 4 sẽ tạo động lực rất lớn cho Vùng Thủ đô cả trong hiện tại và tương lai.
Phát biểu tại Tọa đàm “Kết nối giao thông vành đai liên vùng – động lực cho phát triển bứt phá”, PGS.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam khẳng định, hoàn toàn có thể hình dung ra sự “bùng nổ” khá mạnh mẽ khi các tuyến đường vành đai trong đó có Vành đai 4 được hình thành.
Theo PGS.TS. Trần Đình Thiên, chân lý “đường thông” sẽ thể hiện ở 3 điểm chính: Hành lang công nghiệp sẽ phát triển, các khu công nghiệp sẽ được định hình rõ ràng, mạnh mẽ hơn. Công nghiệp theo tinh thần mới là khu công nghiệp đẳng cấp cao. Thứ hai là vận tải và các tuyến logistic sẽ kết nối mạnh mẽ hơn, sôi động hơn. Mục đích là hình thành các đô thị và chuỗi đô thị đẳng cấp cao, hình thành nên không gian kết nối tốt, bảo đảm cuộc sống, theo đúng tiêu chuẩn bền vững. Thứ ba, trong tầm nhìn xa hơn nữa là nối các hành lang này với các sân bay thì có thể hình dùng sự kết nối bầu trời với thế giới. Qua đó tận dụng cơ hội phục hồi để tạo ra đột phá, phát triển.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, Hà Nội sẽ tập trung đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên tập trung, tạo động lực mới để phát triển đô thị trung tâm, mở rộng không gian phát triển cho thành phố, tạo sức hút giãn mật độ dân cư ra ngoài khu vực trung tâm, từ đó, định hướng và phân luồng giao thông từ xa, giảm tải áp lực giao thông lên hệ thống đường giao thông hiện có, đảm bảo mối liên kết vùng, tạo thuận lợi lan tỏa, kết nối, phát triển kinh tế – xã hội đồng bộ trong khu vực.
Ngoài ra, việc mở rộng Vành đai 4 cho phép Thành phố điều chỉnh tổng thể quy hoạch Thủ đô, để khai thác động lực phát triển đô thị và nông thôn. Hơn nữa, dự án tạo sức hút để giãn cách mật độ cư dân trong trung tâm đô thị. Từ đó phát triển chuỗi đô thị vệ tinh bao gồm Sơn Tây, Hòa Lạc, Sóc Sơn, Xuân Mai, Phú Xuyên cùng việc kết nối chuỗi đô thị TP. Hà Nội với những khu vực đô thị, công nghiệp thuộc vùng Thủ đô. Đây đều là những động lực mới mang tầm bứt phá cho Thủ đô Hà Nội. Ngay khi đi vào hoạt động, tuyến đường này sẽ tạo điều kiện phát triển đô thị trung tâm một cách hoàn chỉnh cũng như chuỗi đô thị trong khu vực giữa Vành đai 3 và Vành đai 4.
?3. Thị trường BĐS trước thời kỳ mới:
Theo đánh giá của các chuyên gia, phát triển hạ tầng giao thông là một trong những đầu kéo quan trọng thúc đẩy đô thị hóa và sự tăng trưởng của thị trường bất động sản. Do đó, tất cả những khu vực có tuyến đường Vành đai 4 đi qua, thị trường bất động sản đều hứa hẹn những tín hiệu tích cực. Những nơi hiện nay là đất ruộng, làng xã sẽ đứng trước cơ hội thay đổi diện mạo theo hướng hiện đại và khang trang hơn, kéo theo sự tăng giá bất động sản.
Bên cạnh đó, theo khảo sát của Reatimes, có hàng loạt dự án hiện tại sẽ được hưởng lợi khi nằm kế cận tuyến đường Vành đai 4 trong tương lai. Trong đó, nhiều dự án ở khu vực ngoại thành vốn “nằm im” cả chục năm qua có thể sẽ hồi sinh khi tuyến đường Vành đai 4 gia tăng khả năng kết nối với khu vực nội đô và các tỉnh lân cận.
Ở thời điểm hiện tại, các căn biệt thự sinh thái tại đây đang được rao bán với mức giá từ 45 – 60 triệu đồng/m2 tùy vị trí. Ngoài ra, đây là dự án đã hoàn thiện, tuy nhiên vẫn chưa có người ở thực mà mới chỉ nằm ở dạng đầu tư. Khi tuyến đường Vành đai 4 hình thành, hứa hẹn sẽ lấp đầy nhanh và thu hút cộng đồng dân cư sầm uất.
Một dự án khác tại Đan Phượng hưởng lợi trực tiếp khi Vành đai 4 thành hình là Vinhomes Wonder Park của Vinhomes. Theo quy hoạch, đường vành đai 4 đoạn qua huyện Đan Phượng sẽ tính từ cầu Hồng Hà đến QL 32. Với vị trí này, tuyến đường cách dự án rất gần, khoảng 2km về phía đông, thông qua tuyến đường Hạ Mỗ – Tân Hội. Dự án chưa rõ ngày khởi công tuy nhiên đã được đưa vào kế hoạch dụng đất năm 2021 của huyện Đan Phượng, địa phương dự kiến sẽ thu hồi 103,44ha đất để triển khai khu đô thị này.
Tại huyện Mê Linh, theo phê duyệt đến 2030, xây dựng huyện Mê Linh thành vùng đô thị dịch vụ công nghiệp phía Tây Bắc của đô thị trung tâm Hà Nội, vùng đô thị xanh với đặc trưng là các khu đô thị hoa, vùng nông nghiệp công nghệ cao. Theo đó, các chủ đầu tư đã có quỹ đất tại Mê Linh sẽ cùng kiến tạo nên những khu đô thị trong chuỗi này, đặc biệt là khi có tuyến đường Vành đai 4 giúp gia tăng khả năng kết nối.
Đường Vành đai 4 đi qua huyện Mê Linh có chiều dài khoảng 8.7km tính từ đường đê tả của sông Hồng. Tuyến đi qua xã Thanh Lâm, Đại Thịnh, cắt đường 23 ở gần chùa Nội Đồng và đi qua ngay sát bên hông của Khu đô thị Thanh Lâm Đại Thịnh II (tên thương mại là HUD Mê Linh Central). Đây là dự án do Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị HUD rót vốn với tổng mức đầu tư 810 tỷ đồng. Quy mô khoảng 55ha, gồm khu chung cư, khu biệt thự nhà vườn, khu nhà ở xã hội. Đây cũng là dự án vốn “nằm im”, nhiều năm qua vẫn là đất trống với hạ tầng đường nội khu cơ bản, kỳ vọng sẽ “vực dậy” cùng với tiến độ triển khai đường Vành đai 4.
Một dự án khác giáp mặt đường Mê Linh và cách Vành đai 4 khoảng 2km về phía đông là Khu đô thị Hana Garden City Mê Linh (CEO Mê Linh). Quy mô 20,3ha gồm 40 căn biệt thự và 528 căn liền kề và khu nhà ở xã hội. Dự án do CEO Group là chủ đầu tư với tổng mức vốn khoảng 1.400 tỷ đồng. Dự án cũng đang trong giai đoạn hoàn thiện thủ tục và rục rịch triển khai.
Như vậy, tuyến đường Vành đai 4 sẽ không chỉ tăng khả năng kết nối, tạo nên động lực mới cho bất động sản Vùng Thủ đô, mà còn giúp giảm áp lực dân số cho khu vực trung tâm, khi sẽ có nhiều hơn các dự án nhà ở được các chủ đầu tư triển khai.
Với những mục tiêu và kỳ vọng đặt ra, tuyến đường Vành đai 4 mang trong mình sứ mệnh lớn, tạo động lực để mở ra không gian phát triển mới, điều tiết dân số cho khu vực nội đô. Tuy nhiên, còn nhiều bài toán cần giải trong quá trình triển khai “siêu dự án” này. Trước tiên là khâu giải phóng mặt bằng và câu chuyện kiểm soát giá đất tăng nóng “ăn theo” tuyến đường. Đi cùng với đó là vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai khi quỹ đất để phát triển đô thị ven Vành đai 4 vẫn còn rất rộng lớn. Nếu không được sử dụng hiệu quả, sẽ rất lãng phí và kéo theo nhiều hệ lụy khó lường. Bài học về những khu đô thị ma, dự án đắp chiếu, bỏ hoang và bức tranh nham nhở của bộ mặt đô thị trong quá trình đô thị hóa vẫn còn đó.
_________________________________________________________________________________________________________________
?????? ????? – Đ?̂̀? ??̛ ?ℎ?̂?? ???ℎ
Địa chỉ:
???̣ ??̛̉ ???́??: IQLand Building, số 68 đường Võ Nguyên Giáp, Vĩnh Ngọc, Đông Anh, Hà Nội
.VPGD Đông Trù: Đầu Cầu Đông Trù, Đông Hôi, Đông Anh, Hà Nội
VPGD Sóc Sơn: Khu Tái định cư Dược Hạ, Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội
Chi nhánh Đà Nẵng: 525 Trần Quốc Hoàn, Hòa Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Website:www.iqland.com.vnwww.noithat.iqland.com.vnwww.nhadidong.iqland.com.vn
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCkXsKFIJFLMxz7wglHszV0A
Tiktok: https://vt.tiktok.com/ZSeJUx6Em/
Email: admin@iqland.com.vn
HOTLINE: 097.123.2244 – 097.132.2244
#IQland#IQlandGroup#IQlandDauTuThongMinh#IQLandTintuc#Tintuc